Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

CÁC CÁCH KHỬ TRÙNG VÀ VỆ SINH BÌNH SỮA ĐÚNG CHUẨN

Các cách vệ sinh, khử trùng bình sữa tốt nhất
Khi bé vừa uống sữa xong, mẹ nên bỏ hết lượng sữa thừa trong bình sữa đi, tránh để lại sẽ gây nấm mốc, vi khuẩn phát triển rất nhanh chóng. Đối với bình sữa đã tiệt trùng, nhưng để hơn 24h thì mẹ nên tiệt trùng lại 1 lần nữa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé

Vệ sinh bình sữa cho bé là một công việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng không phải mẹ nào cũng làm đúng cách. Đối với những bé bú sữa bột hoặc sữa mẹ vắt ra thì một bình sữa sạch, vô trùng là điều bắt buộc. Bởi miệng của bé sẽ tiếp xúc trực tiếp với núm ti, sữa đựng trong bình. Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa non yếu, cần phải được kĩ lưỡng mọi chuyện thật cẩn thận.


Dưới đây là các cách khử trùng, vệ sinh bình sữa:
Vệ sinh bình sữa bằng cách đun sôi
Sau khi các bình sữa đã được rửa sạch bằng nước rửa chuyên dụng, mẹ nên cho bình sữa vào nước đun sôi trong vòng từ 15-30 phút. Dùng 1 nồi riêng chuyên để khử trùng bình sữa bằng inox, không dùng để đun nấu thức ăn.

Đối với bình sữa làm bằng thủy tinh ví dụ như thì mẹ nên cho vào nồi nước lạnh trước, 5-10 phút sau khi nước rồi tiếp tục cho núm vú, nắp bình và các sản phẩm nhựa khác vào. Đun thêm 3-5 phút. Sau đó chờ đến khi nước nguội thì dùng kẹp gắp bình và các dụng cụ đi kèm ra.

Đối với bình nhựa thì chờ nước sôi mới cho bình sữa vào và cũng tiếp tục đun trong vòng 3-5 phút. Chú ý mẹ nhớ kiểm tra nhiệt độ cho phép để tránh làm hỏng bình sữa. Tốt nhất mẹ nên dùng bình sữa silicon Today Baby, vượt trội hơn hẳn so với bình nhựa và bình thủy tinh. Bình sữa silicon cũng chịu được ở nhiệt độ cao mà không sợ bị bong tróc lớp tráng bạc hay bị biến dạng. Sau khi đã tiệt trùng xong, mẹ gắp bình ra và phơi trên giá úp bình sữa.

Phương pháp vệ sinh bình sữa bằng cách đun sôi được coi là tiết kiệm chi phí, đơn giản và phổ thông nhất, tuy nhiên mẹ cũng nên cẩn thận, tránh bị bỏng.

Khử trùng bằng hơi nước
Cách khử trùng này thì mẹ cần phải có một chiếc máy khử trùng bình sữa chuyên dụng bằng hơi nước. Mẹ có thể sử dụng rất đơn giản bằng cách cho bình sữa và núm ti vào, đổ nước và ân nút. Tất cả sẽ được tiệt trùng bằng hơi, sau khi xong, máy sẽ tự động ngắt điện.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, sau khi tiệt trùng bình sữa, lượng nước còn lại trong máy tiệt trùng cần phải được bỏ đi. Tất cả bình sữa, núm ti phải được để ra ngoài cho thông thoáng, sạch sẽ. Thêm vào đó, các bác sĩ khuyến cáo, nếu các bình sữa không được sử dụng sau 24 tiếng, mẹ nên tiệt trùng lại lần nữa đế tránh cho vi khuẩn phát triển.

Sử dụng lò vi sóng
Theo một nghiên cứu gần đây ở Mỹ, chỉ cần 2 phút nấu trong lò vi sóng là có thể tiệt trùng phần lớn các loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến. Do đó chén bát, bình sữa có thể tiệt trùng bằng lò vi sóng. Nếu nhà có lò vi sóng, mẹ có thể thực hiện như sau: Sau khi rửa sạch bình, cho tất cả vào một cái hộp đựng ngập nước. Quay trong lò vi sóng khoảng 5-10 phút.





Tuy nhiên, mẹ không nên hâm sữa bằng lò vi sóng. Vì khi nhiệt độ cao có thể làm phá hủy một số chất trong sữa, hoặc với cơ chế hoạt động có thể bé bị bỏng do sữa quá nóng trong khi bên ngoài bình lại nguội.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÁCH PHA SỮA CHO TRẺ

Ðể cho con mình có thể hấp thụ đầy đủ và nhiều nhất các chất dinh dưỡng, nhiều bà mẹ làm theo kinh nghiệm truyền miệng là trong giai đoạn bé bú bình sữa, mẹ pha sữa cho trẻ bằng nước rau, củ hoặc nước khoáng... Nhưng sự thật lại không hoàn toàn như bạn nghĩ đâu.

Không pha sữa bằng nước khoáng
Khi dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ uống sẽ có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm. Thực sự, nước khoáng chỉ tốt cho một số người có nhu cầu cần bổ sung chất khoáng, còn nước tinh khiết chỉ tốt cho người đã có đầy đủ mọi chất khoáng.
Nếu uống sữa pha với nước khoáng, trẻ không hấp thu được hết những chất dinh dưỡng có trong sữa. Ví dụ trẻ có nhu cầu cần nhiều chất khoáng, vitamin để phát triển, nhưng nếu uống một loại nước khoáng nào đó lâu ngày thì chỉ được cung cấp một số chất, thiếu những chất khác, điều này sẽ cản trở sự phát triển của trẻ.

Không pha sữa bằng nước rau luộc
Nước luộc các loại rau như củ dền, cà rốt, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường… thường có chứa hàm lượng nitrat cao, sau khi ăn sẽ đi vào máu kết hợp với hemoglobin của hồng cầu tạo ra methemoglobin khiến hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy và có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Hơn nữa, các loại rau thường được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nên khi nấu thường hòa tan trong nước luộc rau. Dùng nước luộc rau đó pha sữa sẽ có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ.

Không pha sữa bằng nước hoa quả
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt có trong sữa và thực phẩm, tăng cường quá trình tạo máu của cơ thể nhất là trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nước trái cây hoàn toàn không thích hợp dùng để pha sữa vì trong nước trái cây có chứa nhiều vitamin C và một số axit hữu cơ. Các chất này sẽ làm vón casein (một loại protein chính trong sữa) sẽ làm cho trẻ khó tiêu và đầy bụng.

Ngoài ra, không nên cho trẻ uống sữa ngay sau hoặc trước khi ăn hoa quả, nên cách ít nhất 30 phút đến 1 tiếng. Một điều cần lưu ý nữa là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống các loại nước trái cây.

Pha sữa an toàn
Chỉ cần được đun sôi nước sạch đến 100 độ C trong vòng 3 - 5 phút thì những vi khuẩn trong nước sẽ bị tiêu diệt, đáp ứng nhu cầu nước sạch và an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, khi pha sữa bột nên dùng nước đun sôi và để ra ngoài một thời gian đến khi nước ấm là tốt nhất, thường là từ 40 - 50 độ C. Để biết chính xác nhiệt độ sữa đã vừa chưa, mẹ không nên chỉ sờ bên ngoài bình sữa, hãy nhỏ vài giọt sữa lên cổ tay để cảm nhận nhiệt độ mẹ nhé.


Cách pha sữa và cho bé bú bình 
Trước khi pha sữa cho trẻ uống, bạn nên tiệt trùng các vật dụng cần thiết như: bình sữa silicon, núm ty sữa silicon, nắp đậy bình sữa... bằng cách: rửa sạch tất cả các dụng cụ trên bằng xà phòng. Sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy và đun sôi trong 5 phút, rồi vớt ra. Và đặc biệt, mẹ phải rửa tay thật sạch trước khi pha sữa hay bế bé, thay quấn áo cho bé.

Nước để pha sữa
Nên lựa chọn nước đã đun sôi để pha sữa cho bé. Không dùng nước đun sôi nhiều lần và để trong ấm lâu ngày. Không dùng nước giếng, vì nó có thể chứa nhiều nitrat từ phân bón hóa học, rất độc hại cho thận của trẻ sơ sinh. Nước dùng để pha sữa nên được đun sôi trong 5 phút, sau đó để nguội bớt (37 độ C), chuẩn bị sạch nơi pha sữa.